Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Quản lý hồ sơ trong văn phòng một cách khoa học

Việc quản lý, sắp xếp và lưu trữ tài liệu hồ sơ một cách khoa học là rất cần thiết trong hầu hết các công ty, cơ quan, trường học hay các cơ quan hành chính nhà nước... Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm công việc này một cách hoàn hảo. Hãy thử áp dụng vài gợi ý dưới đây để làm cho nhiệm vụ này trở nên đơn giản hơn nhé.

1. Phân loại 
Trước khi bắt đầu, bạn cần vạch sẵn kế hoạch cho hệ thống phân loại hồ sơ để phù hợp với nhu cầu tìm kiếm hoặc sử dụng. Nếu lượng giấy tờ nhiều, hãy chia thành từng phần nhỏ để xử lý và hủy đi những giấy tờ, tài liệu, chứng từ không cần thiết.
Bạn có thể phân loại theo chủ đề, theo dự án, theo năm, theo khách hàng đối tác... Và đừng quên sử dụng các loại bìa hồ sơ và giấy ghi chú để hỗ trợ cho việc phân chia tài liệu rõ ràng hơn.

Sắp xếp hồ sơ


Hiện nay, các loại file, bìa hồ sơ trên thị trường rất đa dạng nhiều chủng loại, màu sắc, công năng nên việc ta có thể dùng từng loại bìa cho từng loại lưu trữ.
Ví dụ, bìa còng có thể dùng thể lưu trữ hợp đồng, tài liệu pháp lý, trong khi bìa kiếng, hay bìa lỗ có thể lưu trữ các giấy tờ hóa đơn bán hàng hàng ngày...

2. Sắp xếp 
Một cách sắp xếp khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn tìm kiếm tài liệu lưu trữ dễ dàng và nhanh chóng. Bạn có thể bố trí sắp xếp theo thời gian, theo ký tự, theo trình tự giải quyết công việc, theo mức độ quan trọng của hồ sơ...

3. Lưu trữ
Để tránh thất lạc, hồ sơ nên được lưu trữ trong tủ đựng hồ sơ ở 1 vị trí cố định. Bạn có thể chọn tủ hồ sơ có nhiều ngăn để đựng được nhiều loại hồ sơ và bìa hồ sơ có kích thước khác nhau. Đối với những công ty có sử dụng nhiều giấy tờ, tài liệu, chẳng hạn như công ty giao nhận vận tải quốc tế, bạn có thể đánh số thứ tự cho từng tập hồ sơ và từng ngăn tủ, sau đó lập một danh mục cụ thể lưu trên máy tính của bạn. Sau này khi cần tìm, ta có thể vào máy tính truy xuất mã số đánh dấu để có thể quản lý và tra cứu nhanh chóng hơn.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Một số thông tin cần biết về con dấu doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, thể hiện giá trị pháp lý trên văn bản hay trên hợp đồng, không trùng lặp giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Vậy dấu tròn khác dấu vuông như thế nào, một số thông tin dưới đây có thể hữu ích để quý khách hàng tham khảo.


Con dấu doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp 2005, con dấu doanh nghiệp phải là con dấu tròn, hình thức và nội dung con dấu chỉ có giá trị pháp lý khi tuân thủ theo quy định của Chính phủ (Nghị định 58/2001/NĐ-CP và Thông tư 21/2012/TT-BCA).
Tuy nhiên, từ sau ngày 01/7/2015, việc sử dụng con dấu được thực hiện theo Luật doanh nghiệp 2014, nghĩa là hình thức, nội dung và số lượng con dấu do doanh nghiệp tự quyết định nhưng phải đảm bảo chính xác các nội dung về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Như vậy, điều này có nghĩa rằng, con dấu doanh nghiệp dù làm con dấu tròn hay con dấu vuông đều có giá trị pháp lý như nhau. Tất nhiên, doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.